Chắc hẳn anh em đi câu cũng đã từng sử dụng qua tơ nhện và tạo rong. Nhưng sự khác biệt giữa tơ nhện vào tạo rong thì chắc nhiều anh em thường không để ý đến. Hôm nay nhatkycanthu sẽ chia sẻ với anh em những điểm khác nhau cũng như công dụng riêng của từng loại nhé.
Tơ nhện, tạo rong là gì?
Cùng với tỷ lệ pha như nhau giữa tơ nhện và tạo rong với cùng lượng nước thì tơ nhện hút nước rất nhiều, tao rọng hút nước ít kết cấu sợi rắn chắc tụ lại với nhau.
Khi pha thêm mồi vào tạo rong thì rất dễ dàng tạo trạng thái mồi vuốt, mồi kết dính tốt và rất dai tuy nhiên với tơ nhện thì chúng ta cần thêm nước mới có thể ra được trạng thái mồi vuốt ưng ý. Thể tích mồi lớn hơn rất nhiều so với tạo rong.
Khi vuốt mồi, tạo rong kết sợi dài. Còn ở trong nước tạo rong giúp mồi dài sẽ giúp mồi dai hơn.
Còn với tơ nhện khi vuốt mồi sẽ gọn hơn, trọng lượng mồi nhẹ hơn, độ lan tỏa mồi trong nước nhiều hơn tạo rong.
Loài cá phù hợp để sử dụng tạo rong, tơ nhện
Với trạng thái mồi như trên tạo rong sẽ nặng hơn tạo trạng thái kết sợi dài lâu tan trong nước rất phù hợp câu chép.
Mồi sử dụng tơ nhện mồi sẽ nhẹ hơn bung tỏa hơn trong nước sẽ phù hợp với rô phi, diêu hồng, cá diếc, và đặc biệt với cá nhát.
Tuy nhiên, việc sử dụng tơ nhện và tạo rong trong câu cá còn phụ thuộc vào các loài cá cụ thể và các điều kiện câu cá. Mỗi người câu hỏi có thể có sở thích riêng về việc sử dụng chất liệu nào cho hiệu quả nhất trong từng trường hợp.
Xem thêm bài viết: https://nhatkycanthu.com/chia-se-bai-moi-cau-tram-den-sieu-nhay/
Chào “Các bạn cần thủ”! Mình là một cần thủ chân chính, mình tạo ra website này nhằm mục đích chia sẻ những thông tin bổ ích nhất về các kinh nghiệm câu cá và những vấn đề sung quanh con cá mình có. Bên cạnh đó mong muốn có một nơi để các “cần thủ” thư giãn, mọi ý kiến đóng góp vui lòng comment lên fanpage giúp mình! Cảm ơn ” những cần thủ”