Kỷ thuật câu cá chình hiệu quả? và mồi câu cá chình bén

Cá chình là loại сá ăn tạp nên chúng có thể săn bắt và ăn tất cả những con mồi yếu thế hơn nó. Đặc biệt nó thường săn mồi vào ban đêm. Loài cá này сó giá trị kinh tế rất lớn hiện nay đã được đánh bắt và nuôi trồng công nghiệp phục vụ ngành сông nghiệp thực phẩm rất lớn. Bài viết này nhatkycanthu.com bật mí cho các bạn cách câu cá chình hiệu quả.

Đặc tính của cá chình

Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.

Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15º chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 – 38ºC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12ºC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 – 30ºC thích hợp nhất là 25 – 27ºC.

Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.

Tập tính ăn và sinh trưởng

Cá Chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.

Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ.

Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ 50 – 200g. Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 – 6 con/kg.

Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 – 100g.

Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40 cm con đực lớn chậm hơn con cái.

Tập tính sinh sản

Cá Chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

Cách câu cá chình hiệu quả

Mồi câu cá chình

Loại mồi mà cá chình thích nhất là rết, tôm, ếch, nhái. Ngoài những loài mồi này thì cá chình cũng ăn một số loại cá con khác, trùng quế, giun chỉ…. những mồi câu cá chình thường là chết rồi lên mùi nhẹ và chúng ta câu ngâm.

Hiện một kỹ thuật mắc câu mới của dân indo là dùng cá sống, có thể dùng cá trê hay cá lóc để làm mồi câu, lưu ý mắc vào đuôi cá để cá không chết.

Kỹ thuật câu Cá Chình

Quy trình câu cá chình dùng loại cá nhỏ móc vào lưỡi câu, cần câu chỉ là khúc gỗ nhỏ tròn, dài chừng 30cm, dây câu dùng loại dây thắng xe đạp.

Bên cạnh đó còn có thêm một mấu sắt gắn vào cây gỗ dài chừng 1m dùng để mấu cá kéo lên bờ khi cá đã dính mồi.

Cá chình thường sống trong các hang, hốc, ghềnh đá nên người câu phải ngồi trên tảng đá, lấy cá trê mài vào đá nơi tiếp giáp mặt nước tạo mùi tanh, để dụ chình bơi ra tìm mồi.

Sau khi cá nuốt mồi là có thể giật câu rồi dùng mấu sắt để kéo cá lên, dùng cây hay đá đập mạnh vào lưng cá vì cá chình quẫy rất mạnh, người câu sơ hở dễ bị chình cắn.

Bên trên là một số kiến thức về cá chình và kỹ thuật câu cá chình, hy vọng giúp các bạn hiểu hơn về loại cá này, và dễ săn được cho mình những em cá chình chất lượng.

Bài viết liên quan